ĐẶT CÂU HỎI CÙNG CHUYÊN GIA

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

trang 0905928 xxx

Ngày 23/08/2017

Thua bs. Toi di kham sang nay xét nghiem nước tieu GL 10mg/dl co phai bi tieu duong cao khong bs.toi dang mang thai 16 w lieu minh nen an uống nhun...

Thua bs. Toi di kham sang nay xét nghiem nước tieu GL 10mg/dl co phai bi tieu duong cao khong bs....

Thua bs. Toi di kham sang nay xét nghiem nước tieu GL 10mg/dl co phai bi tieu duong cao khong bs.toi dang mang thai 16 w lieu minh nen an uống nhung gi de giam tieu duong ha bs

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn
Bình thường trong nước tiểu không có glucose. Khi đường huyết trong máu tăng cao​ hoặc khi thận bị tổn thương​ ngưỡng lọc của thận kém thì sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu. Trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để chẩn đoán tiểu đường, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm đường máu nữa.
Chẩn đoán xác định ĐTĐ thai kỳ ​dựa vào xét nghiệm đường máu lúc đói và ​nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản ph​ụ​ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết ​lúc đói,​ sau 1​h​ và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ​ thai kỳ​ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn​: Lúc đói >​ 5,3 mmol/l, ​sau uống glucose 1h>​10,0 mmol/l,​ và ​sau 2h >​8,6 mmol/l.. Có thể hạn chế tiểu đường thai kỳ bằng cách: Tuân thủ lịch khám định kì dành cho mẹ bầu. Bạn nên hạn chế đồ ngọt​ như đường, bánh kẹo ngọt​.

 

  • Chia sẻ :

tran thi phien 0915632 xxx

Ngày 19/08/2017

Xin Bs cho em hoi ,chong em moi phat hien tieu duong cach di 1 thang 16.1,Kham Bs chan doan tieu duong Tuy 2 cho uong thuoc nay 3 tuan ,nay o nha t...

Xin Bs cho em hoi ,chong em moi phat hien tieu duong cach di 1 thang 16.1,Kham Bs chan doan tieu ...

Xin Bs cho em hoi ,chong em moi phat hien tieu duong cach di 1 thang 16.1,Kham Bs chan doan tieu duong Tuy 2 cho uong thuoc nay 3 tuan ,nay o nha tu tet duong huyet con 11.5 .xin hoi Bs uong nhu bs ke toa thi khoang bao lau moi on dinh duong huyet duoc a.( toa : diamocron 30 Uong 1 vien vao buoi sang,metformin500 ngay uong 2 lan ).

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Tùy theo đáp ứng của từng cơ thể với thuốc điều trị, mức độ giai đoạn của bệnh, chế độ ăn uống…. mà thời gian đường huyết giảm và ổn định dài ngắn khác nhau. ngoài việc sử dụng thuốc, chồng bạn cần áp dụng chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường và rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày. Cần theo dõi đường huyết và đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó để tăng hiệu quả điều trị, ổn định đường huyết chồng bạn nên kết hợp điều trị Đông y và Tây y.. Diabetna là sản phẩm Đông y có thành phần hoàn toàn từ cao lá dây thìa canh chuẩn hóa giúp hạ, ổn định đường huyết, giảm mỡ máu xấu, hạn chế biến chứng tiểu đường. Diabetna hoàn toàn từ thảo dược nên có thể dùng Diabetna thường xuyên lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Thời gian đầu chồng bạn nên dùng kết hợp thuốc tây theo chỉ định của Bác sĩ và dùng thêm Diabetna ngày 4 viên/ 2 lần uống trước ăn 30 phút. Khi đường huyết ổn định mức dưới 6 mmol/l có thể giảm dần thuốc tây hạn chế tác dụng phụ. Để được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài 02473 056 199, 02873 056 199 hoặc 0945041166

  • Chia sẻ :

Trần Thanh Thảo 0977502 xxx

Ngày 16/08/2017

Em đang mang thai 27 tuần, cách đây một tuần bệnh viện có làm xét nghiệm dung nạp đường, kết quả như sau: lúc đói 69,8 mg/dl; một giờ dau khi uống ...

Em đang mang thai 27 tuần, cách đây một tuần bệnh viện có làm xét nghiệm dung nạp đường, kết quả ...

Em đang mang thai 27 tuần, cách đây một tuần bệnh viện có làm xét nghiệm dung nạp đường, kết quả như sau: lúc đói 69,8 mg/dl; một giờ dau khi uống 75 g đường 183,8 mg/dl; 2 giờ sau khi uống đường là 112,8 mg/dl. Với kết quả như trên em có bị tiểu đường thai kỳ không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Đối với Phụ nữ mang thai được cảnh báo là tiểu đường thai kỳ khi kết quả là​ 2/3​ các thông số lớn hơn giá trị dưới đây:
+Mức đường huyết đo được lúc đói > 92 mg/ dl
+Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 giờ > 180 mg/ dl
+Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ > 140 mg/ dl
Trường hợp của bạn chỉ số đường huyết sau dung nạp đường 1 giờ cao hơn mức cho phép và bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kì nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn nên hạn hạn chế tinh bột, đồ ngọt, hoa quả ngọt, nước ngọt… đi khám kiểm tra đường huyết định kì. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đi bộ rất tốt cho phụ nữ mang thai.

  • Chia sẻ :

Nguyễn thị hường 0963777 xxx

Ngày 16/08/2017

Chào bs. E có thai 29tuan . E đi xet nghiệm tiểu đường có kết quả nhu sau: khi đói :96 mg/dl. Sau 1 giờ :188 mg/dl sau 2 giờ :86mg/dl bsi kết luận ...

Chào bs. E có thai 29tuan . E đi xet nghiệm tiểu đường có kết quả nhu sau: khi đói :96 mg/dl. Sau...

Chào bs. E có thai 29tuan . E đi xet nghiệm tiểu đường có kết quả nhu sau: khi đói :96 mg/dl. Sau 1 giờ :188 mg/dl sau 2 giờ :86mg/dl bsi kết luận đái tháo đường thai kì. Vậy trường hợp của e có nặng ko? E cần làm gi ạ. Cam ơn bác sĩ.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở sau tuần 24 cần căn cứ vào các chỉ số: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ.
Đối với Phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường và được cảnh báo là tiểu đường thai kỳ khi kết quả là
​ 2/3​ các thông số lớn hơn giá trị dưới đây:
+Mức đường huyết đo được lúc đói > 92 mg/ dl
+Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 giờ > 180 mg/ dl
+Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ > 140 mg/ dl
Trường hợp của bạn đường huyết lúc đói và sau ăn 2h thì bình thường nhưng ​ ​sau ăn 1h hơi cao​.
Trước tiên bạn cần điều chỉnh ​ngay ​chế độ ăn uống​ và theo dõi đường huyết. Nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn mà đường huyết về bình thường​ thì bạn chưa phải uống thuốc. Cần hạn chế đồ ngọt, hoa quả ngọt, giảm bớt tinh bột và ăn chia nhỏ thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn vừa phải không nên ăn no để hạn chế đường huyết tăng cao sau ăn. Bạn có thể dùng thêm sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường để đảm bảo đủ chất cho mẹ và con.. đồng thời phải luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, nhẹ nhàng ​p​hù hợp với phụ nữ mang thai. Bạn lưu ý kiểm tra đường huyết thường xuyên định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ kể cả sau khi đã sinh em bé.

  • Chia sẻ :

nguyễn sơn Hải 0983368 xxx

Ngày 16/08/2017

tôi sơn Hải thưa bác sĩ tôi đi khám xét nghiệm máu lúc đói 7.8 mol sau một tuần xét nghiệm lại lúc đói 11.5mol vậy tôi đã mắc bệnh tiểu đường chưa ...

tôi sơn Hải thưa bác sĩ tôi đi khám xét nghiệm máu lúc đói 7.8 mol sau một tuần xét nghiệm lại lú...

tôi sơn Hải thưa bác sĩ tôi đi khám xét nghiệm máu lúc đói 7.8 mol sau một tuần xét nghiệm lại lúc đói 11.5mol vậy tôi đã mắc bệnh tiểu đường chưa tôi chưa thấy triệu chứng của bệnh tiểu đường nhờ bác sĩ tư vấn

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Các chỉ số đường huyết của bạn
​cả 2 lần xét nghiệm đều cao và đủ cơ sở chẩn đoán bị tiểu đường. ​Chẩn đoán bị tiểu đường khi ​Đường huyết lúc đói từ 7 mmol/l ( 126 mg/dl) trở lên, đường huyết sau ăn 2 giờ >11.2 mmol/l ( 202 mg/dl) hoặc HBA1c>6,4%. ​Các triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu bị bệnh thường kín đáo và dễ nhầm ẫn với các bệnh khác nên nhiều trường hợp không phát hiện được bệnh, chỉ khi xét nghiệm máu mới biết. Các triệu chứng xuất hiện​ rầm rộ thường​ khi tình trạng bệnh​ ở giai đoạn toàn phát rất nặng. Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế đồ ngọt, hoa quả ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga… giảm bớt tinh bột (cơm trắng), tập thể dục thể thao thường xuyên và kết hợp sử dụng Diabetna để ổn định và hạ đường huyết. Diabetna là sản phẩm được chiết Xuất từ dây thìa canh chuẩn hóa rất an toàn không có tác tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân mới phát hiện tiểu đường đường huyết <8 mmol/l có thể dùng Diabetna để điều trị đơn độc được mà không cần dùng thuốc tây. Bạn có thể dùng sản phẩm này giúp hạ, ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng tiểu đường. Bạn cần tư vấn thêm có thể liên hệ trực tiếp theo số tổng đài 02473 056 199 hoặc 0968118786.

  • Chia sẻ :

huỳnh ngọc Bic 0915168 xxx

Ngày 16/08/2017

xin chào, chồng em năm nay 42t, phát hiện bị tiểu đường t2 hơn 2nan Nay, lâu lâu lại thấy mệt ở Tim rất khó chịu, với cảm giác khó chịu ở mắt nửa, ...

xin chào, chồng em năm nay 42t, phát hiện bị tiểu đường t2 hơn 2nan Nay, lâu lâu lại thấy mệt ở T...

xin chào, chồng em năm nay 42t, phát hiện bị tiểu đường t2 hơn 2nan Nay, lâu lâu lại thấy mệt ở Tim rất khó chịu, với cảm giác khó chịu ở mắt nửa, có Đi kham Tim vẫn uống thuốc, nhưng thấy người kg được khỏe như trước em thấy rất lo, dậy có nặng lắm ko

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Bệnh nhân tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết, để đường huyết > 7 mmol/l ( 126 mg/dl) và H
​b​A1​c​>6,8% thì nguy cơ biến chứng tiểu đường rất cao.​ Biến chứng của tiểu đường có thể xảy ra ở rất nhiều các cơ quan như tim mạch, mắt, thần kinh….​ Ngoài ra đường huyết cao thường đi kèm rối loạn mỡ máu. Chồng bạn nên khám và xét nghiệm tổng thể​ sức khỏe​ xem ngoài bị tiểu đường chồng bạn có bệnh lý nào khác nữa? Nếu chồng bạn bị mỡ máu cao cũng có thể là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, mạch vành. Để chẩn đoán chính xác về bệnh liên quan đến biểu hiện mệt ở tim và khó chịu ở mắt của chồng bạn cần phải đi khám ​các ​chuyên khoa​ về tim mạch, chuyên khoa mắt​.
Cần tư vấn trực tiếp bạn có thể gọi điện đến số tổng đài: 02473 056 199, 02873 056 199 hoặc 0945041166.

  • Chia sẻ :

Câu 1

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có thán...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa cho tôi dùng thuốc tây , khuyên tôi ăn ít tinh bột nhiều rau và tập thể dục ko ăn đồ ngọt . Tôi chỉ áp dụng được là kiêng ngọt còn tôi vẫn ăn 2 bát cơm . Và mỗi ngày uống 4 viên DIABENA( cao dây thìa canh) và uống nước trà mướp đắng mà chỉ số đường huyết của tôivân 7,0mmol/l ( đi khám 8 giờ sáng ở bệnh viên ) . 3 tháng lại kiểm tra HbA1C 5,4 . ..Nêu tôi đo đường hjyêt ở nhà buối sáng 8 giờ là 6,9 mmol /l .Nêu đo muộn lúc 10 giờ thì là 6,1 mmol/ l . Dạ thưa hỏi bác sĩ tôi đã phải dùng thuốc tây chưa ? . Nếu ko dùng thuốc tây mà tôi cứ chỉ dùng diabecna và uống trà mướp đắng và chỉ số đường huyết của tôi loanh quanh7 , như vậy thì có biến chứng ko ạ . Tôi trân trọng cảm ơn .

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.

Mức đường huyết trên dưới 7 mmol/l không sao cả. Bạn không nên lo lắng quá. Trường hợp của bạn nên kiểm tra xem có chỉ số mỡ máu cao và dư cân hay không? Vì mỡ máu cao, dư cân là các yếu tố gây tăng đề kháng insulin ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường làm đường huyết khó hạ và ổn định được. Chế độ ăn uống, luyên tập thể dục thể thao quyết định khá nhiều trong quá trình điều trị bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường. Bên cạnh chế độ ăn kiêng hạn chế độ ngọt, tinh bột, tăng khẩu phần rau xanh, chất xơ... thì nên dành thời gian tập thể dục thể thao thường xuyên. Tạm thời Diabetna bạn nên tăng liều lên 6 viên/ ngày/ 2 lần giúp đường huyết về mức ổn định dưới 7 mmol/l. Thuốc tây có sử dụng hay không bạn cần đi khám để bác sĩ trực tiếp chỉ định. 

  • Chia sẻ :

Câu 2

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử du...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử dụng 2 loại nguyên liệu là nước cốt dừa khô (dừa khô nạo vắt lấy nước) và chuối sứ hoàn toàn không nấu đường, như vậy có làm tăng đường huyết không ? Xin cảm ơn TS.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Món ăn trên người tiểu đường ăn được nhưng nên dùng với số lượng hạn chế 1-2 quả/ngày tùy theo lượng đường huyết. Chuối có chỉ số đường huyết trung bình tuy nhiên dùng nhiều có thể gây tăng đường huyết.

 

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường