ĐẶT CÂU HỎI CÙNG CHUYÊN GIA

CÂU TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA

Phạm Anh Tuấn xxx

Ngày 08/04/2016

Chào chuyên gia! Bố tôi năm nay 55 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường typ 2 cách đây 3 tháng. Hiện tại bố tôi vẫn đang dùng thuốc tây theo chỉ dẫn c...

Chào chuyên gia! Bố tôi năm nay 55 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường typ 2 cách đây 3 tháng. Hiện...

Chào chuyên gia! Bố tôi năm nay 55 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường typ 2 cách đây 3 tháng. Hiện tại bố tôi vẫn đang dùng thuốc tây theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, theo tôi được biết, ngoài việc dùng thuốc thì cũng cần cải thiện chế độ dinh dưỡng với các món ăn riêng biệt. Vậy với trường hợp của bố tôi có thể ăn những loại thực phẩm nào? Xin cảm ơn bác sỹ

Chuyên gia trả lời:

Th.S Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện 198)

“Chào bạn! 
Trước hết với những bệnh nhân tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm cũng cần hết sức lưu ý bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát cũng như hạn chế biến chứng tiểu đường. Theo đó, bố bạn nên ăn những thực phẩm có màu xanh bởi có chỉ số GI rất thấp. Bảng màu xanh là các loại thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, gồm các loại thức ăn sau đây: rau xanh, trái cây như bưởi, đào, cam; sữa nhạt đã loại bớt chất béo, sữa chua, pho mát không bơ; lòng trắng trứng gà, vịt, ngan ngỗng, chim cút…; các loại thịt nạc: lợn, bò, bê, gà, chim. Đây là nhóm có chỉ số GI thấp (55 hoặc ít hơn) giúp chậm tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nên ít làm tăng đường máu.
Như vậy có hai cách đơn giản giúp người tiểu đường thuận tiện chọn thức ăn thích hợp cho mình là dựa vào chỉ số đường huyết và bảng màu thức ăn. Bên cạnh đó, bố bạn có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa để hỗ trợ ăn kiêng tốt nhất”.

 

  • Chia sẻ :

Lê Hoàng Bảo Anh Teddytr xxx

Ngày 11/01/2016

Chào BS. Bác cho con hỏi, người bệnh tiểu đường có ngậm được Lộc Giác Giao (Nhung nai) ko ạ? Con nghe bên Đông Y khuyên nên ngậm LGG vì nó bổ thận ...

Chào BS. Bác cho con hỏi, người bệnh tiểu đường có ngậm được Lộc Giác Giao (Nhung nai) ko ạ? Con ...

Chào BS. Bác cho con hỏi, người bệnh tiểu đường có ngậm được Lộc Giác Giao (Nhung nai) ko ạ? Con nghe bên Đông Y khuyên nên ngậm LGG vì nó bổ thận và chữa thiếu máu, mất ngủ nhưng nhung nai có vị ngọt, con ko biết người bị DTD có ngậm đc ko? Xin BS cho con lời khuyên. Con cảm ơn BS.

Chuyên gia trả lời:

Chào cháu.
Lộc giác giao là một vị thuốc có tác dụng bổ thận chữa thiếu máu, mất ngủ…vị ngọt của nó vẫn dùng được cho người tiểu đường, nhưng cần lưu ý vị thuốc này có tính ấm nóng, những người cơ thể nóng nhiệt, nóng trong không nên dùng. Ở bệnh nhân tiểu đường thường cơ thể hay bị nóng háo, vì vậy phải hết sức lưu ý. Cháu có thể tham khảo sử dụng một số loại sữa dùng cho bệnh nhân tiểu đường giúp sức khỏe tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Cháu nên kiểm soát đường huyết ở mức dưới 7 mmol/l để hạn chế biến chứng tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn kiêng và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

  • Chia sẻ :

nguyen bich hongemail@c xxx

Ngày 07/04/2016

thua bac si e co hien tuong hong cau tang qua muc xin hoi e bi benh gi a?

thua bac si e co hien tuong hong cau tang qua muc xin hoi e bi benh gi a?

thua bac si e co hien tuong hong cau tang qua muc xin hoi e bi benh gi a?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Bệnh tăng hồng cầu có 2 thể: thể nguyên phát và thể thứ phát (hội chứng tăng hồng cầu).
_Tăng hồng cầu thứ phát là một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra quá nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng nặng hoặc bị sốc…Ngoài ra, tăng hồng cầu thứ phát còn có các nguyên nhân khác như: sống ở vùng núi cao, do suy tim, do bệnh nặng đường hô hấp…
_Thể tăng hồng cầu nguyên phát thì đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng có thể do một số nguyên nhân như: trạng thái thiếu oxy mãn tính của tủy xương, ung thư, bệnh của hệ thống tạo máu ở tủy, tăng tổng lượng máu. Bệnh phát triển chậm và ít gặp, bệnh không có tính di truyền và thường xảy ra ở người lớn.
Bạn nên đi khám kỹ xem bệnh của mình đang ở thể nào để có biện pháp điều trị sớm.

 

  • Chia sẻ :

Ngoc Quyenngocquy xxx

Ngày 06/04/2016

Chào Bác Sĩ. Bố tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 và do biến chứng của tiểu đường hiện chân trái bị liệt do tai biến gây ra lại bị phù to . Nên đi khá...

Chào Bác Sĩ. Bố tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 và do biến chứng của tiểu đường hiện chân trái bị ...

Chào Bác Sĩ. Bố tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 và do biến chứng của tiểu đường hiện chân trái bị liệt do tai biến gây ra lại bị phù to . Nên đi khám bệnh viện chụp chiếu thì bảo bị tắc ống tĩnh mạch ở bố tôi điều trị ở bệnh viện 1 thời gian không thấy khả quan nên về nhà mời bác sĩ tư đến tiêm thuốc thì chân gần như đã nhỏ lại bình thường nhưng không hiểu có phải do bố tôi uống nhiều bổ thân TW3?(không đi tiểu được) quá hay không mà chân lại phù trở lại .Xin hỏi ý kiến của bác sĩ ạ

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Ở bệnh nhân tiểu đường có thể xảy ra biến chứng tắc tĩnh mạch làm máu không thể lưu thông gây phù chân như bố bạn đang gặp phải. Tắc tĩnh mạch chi khó khỏi hoàn toàn được vì thành mạch máu đã bị tổn thương và có thể tái đi tái lại nhiều lần. Việc điều trị bằng tiêm thuốc chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định. Trường hợp của bố bạn nên đi khám và theo dõi thường xuyên. Tắc tĩnh mạch lâu ngày kèm phù nề dễ dẫn tới hoại tử chi. Bố bạn cần kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn là dưới 7 mmo/l để hạn chế biến chứng do tiểu đường gây ra. Hiện tượng bí tiểu bố bạn cần đến bệnh viện xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

  • Chia sẻ :

Huỳnh Tuấntuanhuy xxx

Ngày 27/03/2016

Tôi đang sống ở Bình Dương, đã bị tiểu đường đã lâu. Hiện đang dùng thuốc Tây. Hba 1c= 7.0 Dùng thêm Diabetna có lợi không? Nếu dùng thì liều lượng...

Tôi đang sống ở Bình Dương, đã bị tiểu đường đã lâu. Hiện đang dùng thuốc Tây. Hba 1c= 7.0 Dùng t...

Tôi đang sống ở Bình Dương, đã bị tiểu đường đã lâu. Hiện đang dùng thuốc Tây. Hba 1c= 7.0 Dùng thêm Diabetna có lợi không? Nếu dùng thì liều lượng, cách uống như thế nào? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Chỉ số HbA1C của bạn như vậy chưa đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Bạn nên kết hợp kèm Diabetna giúp hạ ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1C, ngoài ra Diabetna còn kiểm soát được mỡ máu xấu, hạn chế biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Bạn dùng Diabetna ngày 4 viên/ 2 lần kèm thuốc thuốc tây. Khi đường huyết ổn định mức dưới 6 mmol/l, chỉ số HbA1C ở mức bình thường dưới 6.5% có thể xem xét giảm dần thuốc tây để hạn chế tác dụng phụ. Sản phẩm được phân phối ở các hiệu thuốc trên toàn quốc, bạn ra các hiệu thuốc là mua được. Giá niêm yết của sản phẩm là 110 000 Đ/ hộp.

  • Chia sẻ :

Vu Nam Hauongnuo xxx

Ngày 24/03/2016

Tôi phát hiện bện TĐ tháng 9/2015. Sau khi tích cực điều trị bao gồm: Điều trị tại Bệnh viện 10 ngày, đường huyết ở mức 7.5 mmol/L, điều trị tại nh...

Tôi phát hiện bện TĐ tháng 9/2015. Sau khi tích cực điều trị bao gồm: Điều trị tại Bệnh viện 10 n...

Tôi phát hiện bện TĐ tháng 9/2015. Sau khi tích cực điều trị bao gồm: Điều trị tại Bệnh viện 10 ngày, đường huyết ở mức 7.5 mmol/L, điều trị tại nhà thuốc Tây và các loại TPCN, hiện nay đường huyết ở mức 8.5 mmol/L. Tôi nên tiếp tục phương pháp điều trị như hiện nay không, tôi không yên tâm về mức đường huyết trên

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Mức đường huyết của bạn như vậy chưa đạt được mục tiêu điều trị, ở người tiểu đường làm sao kiểm soát lượng đường huyết ở mức dưới 7 mmol/l. Khi kết hợp TPCN và tây y mà đường huyết vẫn cao cần xem xét các yếu tố liên quan: Chế độ ăn uống, tập thể dục thể dục, các chỉ số sinh hóa máu có liên quan đến chức năng gan thận như mỡ máu, men gan, ure, creatinin…. Nếu các chỉ số này cao thì sẽ ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết. Vì vậy cần điều trị các bệnh liên quan nếu có. Trước tiên bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc hay tăng liều điều trị. Ngoài ra bạn cần tích cực ăn kiêng và tập thể dục thể thao thường xuyên.

 

  • Chia sẻ :

Câu 1

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có thán...

2 năm nay tôi thừng đi khám mỗi tháng 1 lần.sô đo đường huyết của tôi 7,0 có tháng 6,9 , có tháng 7,2 mmol/l chỉ sô HbA1C của tôi 5,9 .bac sĩ chưa cho tôi dùng thuốc tây , khuyên tôi ăn ít tinh bột nhiều rau và tập thể dục ko ăn đồ ngọt . Tôi chỉ áp dụng được là kiêng ngọt còn tôi vẫn ăn 2 bát cơm . Và mỗi ngày uống 4 viên DIABENA( cao dây thìa canh) và uống nước trà mướp đắng mà chỉ số đường huyết của tôivân 7,0mmol/l ( đi khám 8 giờ sáng ở bệnh viên ) . 3 tháng lại kiểm tra HbA1C 5,4 . ..Nêu tôi đo đường hjyêt ở nhà buối sáng 8 giờ là 6,9 mmol /l .Nêu đo muộn lúc 10 giờ thì là 6,1 mmol/ l . Dạ thưa hỏi bác sĩ tôi đã phải dùng thuốc tây chưa ? . Nếu ko dùng thuốc tây mà tôi cứ chỉ dùng diabecna và uống trà mướp đắng và chỉ số đường huyết của tôi loanh quanh7 , như vậy thì có biến chứng ko ạ . Tôi trân trọng cảm ơn .

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.

Mức đường huyết trên dưới 7 mmol/l không sao cả. Bạn không nên lo lắng quá. Trường hợp của bạn nên kiểm tra xem có chỉ số mỡ máu cao và dư cân hay không? Vì mỡ máu cao, dư cân là các yếu tố gây tăng đề kháng insulin ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường làm đường huyết khó hạ và ổn định được. Chế độ ăn uống, luyên tập thể dục thể thao quyết định khá nhiều trong quá trình điều trị bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường. Bên cạnh chế độ ăn kiêng hạn chế độ ngọt, tinh bột, tăng khẩu phần rau xanh, chất xơ... thì nên dành thời gian tập thể dục thể thao thường xuyên. Tạm thời Diabetna bạn nên tăng liều lên 6 viên/ ngày/ 2 lần giúp đường huyết về mức ổn định dưới 7 mmol/l. Thuốc tây có sử dụng hay không bạn cần đi khám để bác sĩ trực tiếp chỉ định. 

  • Chia sẻ :

Câu 2

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử du...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè...

Kính thưa TS, Anh tôi bị bịnh tiểu đường, anh tôi có thường ăn chè chuối sứ chưng (chè chuối chưng không nấu với đường), chỉ sử dụng 2 loại nguyên liệu là nước cốt dừa khô (dừa khô nạo vắt lấy nước) và chuối sứ hoàn toàn không nấu đường, như vậy có làm tăng đường huyết không ? Xin cảm ơn TS.

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn.
Món ăn trên người tiểu đường ăn được nhưng nên dùng với số lượng hạn chế 1-2 quả/ngày tùy theo lượng đường huyết. Chuối có chỉ số đường huyết trung bình tuy nhiên dùng nhiều có thể gây tăng đường huyết.

 

  • Chia sẻ :

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) và được chuyển giao chính thức từ công trình nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu Dây thìa canh.

  • Hỗ trợ làm giảm đường huyết
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường